Đây là một chỉ số gồm có 22 món nguyên liệu thông dụng nhất trong kinh tế. Giá trị của 22 món hàng này rất nhạy cảm với sự thay đổi của kinh tế. Một khi sự thay đổi của kinh tế vì lý do lạm phát thì giá trị của các món hàng này thay đổi rất mua. Ngoài ra, các món nguyên liệu được chọn làm thành viên của chỉ số này hầu hết điều là các chất nguyên liệu nguyên thủy, hoàn toàn chưa được bào chế thành một sản phẩm tiêu thụ. Lý do mà người ta chọn các nguyên liệu ở giai đoạn trên là vì người ta không muốn thấy giá của nó bị ảnh hưởng bởi các giá khác cộng vào khi món hàng trở thành một sản phẩm tiêu dùng. Thí dụ dể hiểu nhất là cao su. Từ mủ trên cây đến khi nó biến thành một vỏ xe hơi hay một món đồ nào đó thì giá cả thật sự của cao su không còn nữa. Thêm vào đó là một số giá thành được cộng vào, từ chi phí bào chế đến chuyên chở v….v

Giá của các món hàng này được tính bằng giá spot market. Spot market là giá mua ngay tại chỗ, không có chi phí phân lời (*) vay mượn hay chi phí tồn kho (**) tính vào. Nghĩa là đây là một giá sát thật tế nhất mà người ta có thể mua được. Giá được tính theo lối này để tránh đi mọi sự thay đổi trong giá không xuất phát từ lạm phát mà ra, vì đây là một chỉ số đo lạm phát lâu đời nhất của kinh tế Hoa Kỳ.

Hai mươi hai món hàng đó được chia ra làm hai loại: Raw Materials & Foods. Raw materials tạm dịch là đồ chưa được chế biến. Foods là thực phẩm. Hai mươi hai món đó gồm các thứ như sau:

Nguyên Liệu Nguyên Thủy:
  • Burlap
  • Copper scrap
  • Cotton
  • Hides
  • Lead scrap
  • Print cloth
  • Rosin
  • Rubber
  • Steel scrap
  • Tallow
  • Tin
  • Wool tops
  • Zinc
Thực phẩm:
  • Butter
  • Cocoa beans
  • Corn
  • Cottonseed oil
  • Hogs
  • Lard
  • Steers
  • Sugar
  • Wheat

Vài lời chia sẻ…


(*) Trong thị trường tài chánh, hầu hết các món hàng đều có cái gọi là CARRYING COST. Carry cost là một chi phí được cộng vào giá để tính ra giá thành của món hàng. Một trong những chi phí chính của carrying cost là tiền vay mượn ngân hàng để mua đồ.

(**) Storage Fee: Trong thị trường thương phẩm (futures markets). Người mua (long) sẽ thật sự nhận món hàng (take delivery) mà mình mua. Hàng được tính bằng cả ngàn ký lô gram. Cho nên cần phải có kho để chứa. Tiền mướn kho là một trong những chi phí của giá thành.



Một điều xin lưu ý về chỉ số này. Đây là một trong những chỉ số lâu đời nhất của các chỉ số kinh tế Hoa Kỳ. Nếu tính theo dòng lịch sử thì nó xuất phát từ thập niên 30, trong giai đoạn Great Depression của Hoa Kỳ. Vì thế phương pháp và các món hàng chọn lựa cũng nhiều khi không còn phù hợp với thời gian cho lắm, theo thiển ý của tôi. Cho nên mặc dầu nó là một trong những chỉ số chính để đo mức độ lạm phát trong kinh tế, đặc biệt là loại lạm phát gọi là COMMODITY-INDUCED INFLATION, các kinh tế gia hiện tại vẫn xài chỉ số CPI làm chỉ số chính. (CPI sẽ được phân tích kỹ trong những bài viết sau)