Một quốc gia hùng mạnh khi nền kinh tế của đất nước đó phát triển mạnh (và dĩ nhiên là đồng tiền của quốc gia đó cũng sẽ là đồng tiền mạnh). Sự mạnh mẽ này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về số lượng công ăn việc làm, doanh số bán lẻ, sự tận dụng các nguồn lực và tổng sản phẩm quốc nội, tất cả đều đạt ở mức cao. Nó cũng được thể hiện thông qua các chỉ số thâm hụt của quốc gia ở mức thấp và lạm phát được giữ ở mức ổn định.
Để xác định sự mạnh mẽ của một quốc gia, chúng ta phải xem qua các báo cáo về:
* Mức độ tăng trưởng của số lượng việc làm
* Tổng sản phẩm quốc nội GDP
* Cán cân thương mại
* Các quyết định về lãi suất
* Doanh số bán lẻ
* Các loại hàng hoá sử dụng lâu bền
* Các báo cáo về tình hình lạm phát
* Báo cáo về các thương vụ mua hàng nước ngoài
....
Thế những báo cáo này có ý nghĩa gì?
Chỉ số giá tiền lương ( WPI ) đo lường tỉ lệ lạm phát ( sự thay đổi giá ) trong vấn đề chi trả tiền lương cho người công nhân. Khi con số này tăng lên nó tác động tích cực đến đồng tiền của một quốc gia. Khi các nhà kinh doanh chi trả nhiều hơn cho người lao động , họ thường có xu hướng chuyển vào giá cho người tiêu dùng, vì vậy các nhà kinh doanh thường xem sự lạm phát tiền lương này như một chỉ dẫn hàng đầu cho sự lam phát tiêu dùng
Dòng vốn đầu tư dài hạn :là chỉ báo về sự chênh lệch giữa dòng tiền mặt ròng lưu thông vào một đất nước và dòng tiền mặt ròng chảy ra ở các khoản đầu tư nội địa, các khoản đầu tư nước ngoài và tài chính cá nhân, cho thấy rằng người tiêu dùng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vốn của mình trong nước ở các doanh mục đầu tư thị trường chứng khoán, cho vay cầm cố thứ cấp, các ngành công nghệ hay xuất khẩu hàng hóa.
Dòng vốn đầu tư dài hạn chỉ báo tầm quan trọng khi thị trường tiền tệ ôn hòa, mà theo đó dòng tiền lưu thông gia tăng cho thấy sự chỉ báo rõ ràng về vốn đầu tư gia tăng trong nước dù đó là nguồn vốn đầu tư nội địa hay nước ngoài thì việc xem xét đến những cải thiện chung cho thấy người tiêu dùng và nhà đầu tư nước ngoài gia tăng sẵn sàng đầu tư vốn của họ trong môi trường kinh tế của nước đó, cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng cung tiền.
Chỉ số giá nhân công (ECI):Chỉ ra lượng mức chi trả cho số người lao động bán thời gian hoặc toàn thời gian trên bảng lương cuả hơn 500 ngành công nghiệp cuả tư nhân cũng như cuả chính phủ
Để xác định sự mạnh mẽ của một quốc gia, chúng ta phải xem qua các báo cáo về:
* Mức độ tăng trưởng của số lượng việc làm
* Tổng sản phẩm quốc nội GDP
* Cán cân thương mại
* Các quyết định về lãi suất
* Doanh số bán lẻ
* Các loại hàng hoá sử dụng lâu bền
* Các báo cáo về tình hình lạm phát
* Báo cáo về các thương vụ mua hàng nước ngoài
....
Thế những báo cáo này có ý nghĩa gì?
Chỉ số giá tiền lương ( WPI ) đo lường tỉ lệ lạm phát ( sự thay đổi giá ) trong vấn đề chi trả tiền lương cho người công nhân. Khi con số này tăng lên nó tác động tích cực đến đồng tiền của một quốc gia. Khi các nhà kinh doanh chi trả nhiều hơn cho người lao động , họ thường có xu hướng chuyển vào giá cho người tiêu dùng, vì vậy các nhà kinh doanh thường xem sự lạm phát tiền lương này như một chỉ dẫn hàng đầu cho sự lam phát tiêu dùng
Dòng vốn đầu tư dài hạn :là chỉ báo về sự chênh lệch giữa dòng tiền mặt ròng lưu thông vào một đất nước và dòng tiền mặt ròng chảy ra ở các khoản đầu tư nội địa, các khoản đầu tư nước ngoài và tài chính cá nhân, cho thấy rằng người tiêu dùng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vốn của mình trong nước ở các doanh mục đầu tư thị trường chứng khoán, cho vay cầm cố thứ cấp, các ngành công nghệ hay xuất khẩu hàng hóa.
Dòng vốn đầu tư dài hạn chỉ báo tầm quan trọng khi thị trường tiền tệ ôn hòa, mà theo đó dòng tiền lưu thông gia tăng cho thấy sự chỉ báo rõ ràng về vốn đầu tư gia tăng trong nước dù đó là nguồn vốn đầu tư nội địa hay nước ngoài thì việc xem xét đến những cải thiện chung cho thấy người tiêu dùng và nhà đầu tư nước ngoài gia tăng sẵn sàng đầu tư vốn của họ trong môi trường kinh tế của nước đó, cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng cung tiền.
Chỉ số giá nhân công (ECI):Chỉ ra lượng mức chi trả cho số người lao động bán thời gian hoặc toàn thời gian trên bảng lương cuả hơn 500 ngành công nghiệp cuả tư nhân cũng như cuả chính phủ
Chỉ số giá GDP Nhật tạm tính:Đo lường sự thay đổi trong giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ được tính trong chỉ số GDP. Chỉ số này được công bố 45 ngày sau khi hết quý. Nếu con số thực tế lớn hơn dự đoán sẽ tốt hơn cho đồng yên Nhật (JPY).Đây là một chỉ số đo lường khái quát về lạm phát, bao gồm các hoạt động kinh tế được tính trong GDP và là công cụ cơ bản của các ngân hàng trung ương trong việc đánh giá lạm phát.
Chỉ số giá nhà ở Rightmove - Anh:Đo lường sự thay đổi trong giá bán nhà ở được bên bán đưa ra. Chỉ số này được công bố khoảng 3 tuần sau khi hết tháng. Đây là chỉ báo sớm nhất về tình hình thị trường nhà ở nhưng chỉ có ảnh hưởng tương đối, vì giá đưa ra và giá bán thực tế không luôn luôn tương quan với nhau.
Vấn đề thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp:Các báo cáo về tình trạng thất nghiệp được công bố hàng tuần cho chúng ta biết có bao nhiêu người đang xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên. Số lượng người càng ít cho chúng ta thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu tốt, bởi vì những người thất nghiệp thì thường có xu hướng chi tiêu ít hơn, điều này có tác động xấu đến nền kinh tế của quoc gia.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ : Chỉ số này cho thấy số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiên trong tuần trước. Nó được công bố hàng tuần. Nếu số liệu công bố nhỏ hơn so với dự đoán sẽ tốt cho đồng USD.Ảnh hưởng thị trường của chỉ số này thay đổi theo tuần. Cho dù thường được xem như là một chỉ báo trễ, số người thất nghiệp vẫn là một tín hiệu quan trọng về tình hình nền kinh tế, bởi vì chi tiêu tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với tình hình lao động.Cần ít nhất một sự thay đổi tầm 30K trong chỉ số này thì mới có thể được coi như một dâu hiệu có ý nghĩa trong sự thay đổi về tình trạng công việc.
Challenger Job-Cut : Khác với những dạng báo cáo khác, báo cáo này ko được điều chỉnh theo mùa. Báo cáo là định hướng cho xu thế của thị trường lao động. Bản báo cáo có thể coi như một yếu tố quyết định cho chỉ số những người xin trợ cấp thất nghiệp ( new jobless claims _ chỉ số thứ 6 trong mục này). Tuy nhiên, ko phải hầu hết những công bố thải đều dẫn đến việc giảm thiểu số lượng công việc. Ví dụ, những công ty tuyên bố sa thải công nhận sẽ dẫn đến việc tụt giảm số lượng việc làm nhưng ko phải ngay lập tức vì những công ty này ko đơn thuần là chỉ thay thế những người thôi việc một cách tự nguyện. Những thống kê về số nhân công bị sa thải này giúp chúng ta nắm bắt được hiện trạng của thị trường việc làm. Càng ít người bị sa thải bao nhiêu thì càng có nhiều người có việc làm bấy nhiêu. Mỗi một công việc lại giúp mang đến một nguồn thu nhập và từ thu nhập này lại dẫn đến khả năng tiêu xài của một hộ gia đình. Sự tiêu xaì này lại giúp bôi trơn những bánh xe kinh tế và giúp nên kinh tế phát triển → nên thị trường việc làm càng tốt bao nhiêu, thì thị trường kinh tế lại càng được đẩy mạnh bấy nhiêu. Chính vì thế mà thị trường lao động và những chỉ số tập trung liên quan đến thị trường lao động luôn là yếu tố được theo doi một cách xát xao nhất. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta còn đối mặt với một mặt trái khác. Khi số người tìm việc ít đi thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nhân công mới và vì vậy mà phải trả thêm tiền làm việc quá giờ cho những công nhân hiện tại, thậm chí phải trả lương cao hơn để thu hút nhân công từ những công việc . Nói chung là phải trả thêm nhiều chi phí nhân công hơn nữa chỉ vì ko đủ lượng công nhân. Điều này dẫn đến lạm phát trong số lương thưởng, một tin rất xấu cho thị trường chứng khoán và trái phiếu. Bản báo cáo phân chia số nhân công bị sa thải ra thành nhiều ngành nghề để qua đó cung cấp được những hướng nhìn khác nhau về những xu thế có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của những ngành công nghiệp cụ thể. Nhớ rằng đây là chỉ số nhân công bị sa thải được công bố ko phải là chỉ số nhân công bị sa thải thực sự.
Bảng lương phi nông nghiệp (Mỹ): được công bố hàng tháng cho thấy số lượng các công việc mới được tạo ra (ngoài lĩnh vực nông nghiệp). Số lượng công việc càng nhiều thì đồng tiền của quốc gia càng mạnh, bởi vì càng nhiều người có việc làm thì họ kiếm được nhiều tiền hơn và họ sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Chỉ số giá nhân công (ECI) : Chỉ ra lượng mức chi trả cho số người lao động bán thời gian hoặc toàn thời gian trên bảng lương cuả hơn 500 ngành công nghiệp cuả tư nhân cũng như cuả chính phủ
Tiêu dùng
Chỉ số giá chi tiêu dùng CPI :Chỉ số này được công bố khoảng 15 ngày sau khi hết tháng. Nếu con số công bố thực tế lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng USD.đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng.cho thấy mức độ lạm phát mà mọi người phải gánh chịu, nó phản ảnh sự thay đổi trong gia cả của các mặt hàng tiêu dùng và các dịch vụ (không bao gồm thực phẩm và năng lượng). Những biến động lớn về giá cả sẽ có tác động xấu lên nền kinh tế bởi vì nó thể hiện sự không ổn định và sự không ổn định này sẽ khiến cho người dân chi tiêu ít hơn.
Doanh số bán lẻ: được công bố 1 lần mỗi tháng, nó đo lường giá trị của doanh số bán lẻ. Sự gia tăng trong doanh số bán lẻ cũng đồng nghĩa là nền kinh tế quốc gia đang phát triển mạnh hơn, bởi vì nó cho thấy người dân đang chi tiêu nhiều hơn.Tại sao phải theo dõi doanh số bán lẻ?
Doanh số bán lẻ chính là chỉ số đo lường hàng tháng về tất cả các hàng hóa bán ra của các công ty bán lẻ dựa trên một kho hàng lẻ mẫu với chủng loại và kích cỡ khác nhau. Chỉ số doanh số bán lẻ thường được xem là chỉ báo về niềm tin tiêu dùng. Thông thường doanh số bán lẻ của Mỹ được công bố vào lúc 8:30 (giờ New York) vào ngày thứ 12 của mỗi tháng, báo cáo này phản ánh số liệu của tháng trước. Đây là một báo cáo “trước” mà có thể được kiểm duyệt lại đầy đủ sau khi những số liệu cuối cùng được tính toán. Nhiều nhà phân tích xem xét đến số liệu trừ ô tô, tức là trừ đi số liệu doanh số bán ô tô. Báo cáo này không tính đến chi phí ngành dịch vụ vì thế nó thể hiện ít hơn một nửa tổng tiêu dùng trong tháng. Tuy nhiên những số liệu này vẫn đươc theo dõi kỹ như là chỉ báo sức khỏe nền kinh tế.
Doanh số bán lẻ còn có thể được xem là chỉ báo lạm phát bởi vì sức ép giá cả đối với người tiêu dùng và hệ quả của chúng cùng với mức độ nhu cầu cao hơn có thể tạo ra mức độ lạm phát cao hơn. Từ đó cho thấy doanh số bán lẻ có thể là một chỉ báo rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ nền kinh tế nào vì thế doanh số bán lẻ cũng là một chỉ báo quan trọng về chi tiêu của người tiêu dùng khi nó thể hiện một tỷ lệ đáng kể về số liệu GDP. Khi doanh số bán lẻ cao hơn cùng với thoái quen chi tiêu và niềm tin của người tiêu dùng kéo theo sẽ tốt hơn mà vì thế sẽ dẫn đến nền kinh tế khỏe mạnh hơn.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP:thể hiện giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế của quốc gia sản xuất ra. sự tăng lên của GDP cho thấy nền kinh tế của quốc gia đang phát triển mạnh hơn. Nó khuyến khích người dân đầu tư nhiều hơn vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước đồng thời cũng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Cán cân thương mại: thể hiện sự chênh lệch về giá trị của các hàng hoá dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Sự thặng dư trong cán cân thương mại có nghĩa là giá trị của các hàng hoá dịch vụ được xuất khẩu đang nhiều hơn nhập khẩu. Sự tăng lên trong cán cân thương mại cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên bởi vì khi nhu cầu xuất khẩu nhiều hơn thì số lượng công ăn việc làm sẽ tăng lên và mức độ sản xuất gia tăng ở các nước xuất khẩu. Điều này cũng sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ phải đổi đồng tiền của họ sang đồng tiền của nước xuất khẩu để mua hàng.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI : nói đơn giản thì chỉ số CPI đo lường sự gia tăng của giá cả trong một rổ hàng hoá và dịch vụ (như thực phẩm, vận chuyển, nhà ở, vv…). Chỉ số CPI này tăng lên nghĩa là giá cả của rổ hàng hoá dịch vụ đó đã gia tăng và chúng ta phải tốn nhiều tiền hơn để mua mot rổ hàng hoá dịch vụ tương tự. Sự tăng lên của chỉ số CPI sẽ có tác động tích cực lên nền kinh tế (và đương nhiên là đồng tiền của quốc gia) bởi vì nó cho thấy người ta có đủ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ mặc dù giá của chúng có gia tăng.
Lĩnh vực bất động sản
Doanh số nhà mới (Mỹ) : Các số liệu về doanh số bán nhà mới là một chỉ số rất quan trọng cho thấy xu hướng chung của nền kinh tế. Sự tăng lên trong doanh số bánh nhà mới cho thấy ngành xây dựng đang phát triển rất tốt và người tiêu dùng có đủ tiền để mua những tài sản có giá trị lớn. Những người mua nhà này sẽ mua thêm nhiều hàng hoá khác, cùng lúc đó thì các công ty xây dựng cũng can phải thuê công nhân và mua vật liệu, vì vậy nó tạo nên một tác động, một làn sóng tích cực cho nền kinh tế và thúc đẩy sự tăng giá của đồng tiền.
Doanh số nhà chờ bán (Mỹ) : đo lường hoạt động của doanh số bán nhà hiện tại. Nó bao gồm nhà của các gia đình riêng lẻ, chung cư. Nhu cầu mua nhà càng tăng chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển tốt bởi vì người dân cảm thấy rất thoải mái và sẵn sàn đầu tư vào nhà ở. Ngoài ra, việc đầu tư này cũng thường kéo theo các hoạt động mua hàng khác như các thiết bị điện, tủ bàn ghế … sẽ mang lại thu nhập cho những nhà kinh doanh bất động sản, tất cả những điều này đều rất tốt cho nền kinh tế.
Chỉ số nhà xây mới: cho biết số lượng các cao ốc đang được xây dựng. Con số này càng cao thì giá trị của đồng tiền của quốc gia cũng cao bởi vì nó cho thấy ngành xây dựng đang phát triển tốt và nhiều người đang đầu tư vào lĩnh vực này.Đo lường số lượng nhà riêng được bán trong tháng trước. Chỉ số này được công bố khoảng 25 ngày sau khi hết tháng. Tuy là một chỉ số của tháng nhưng nó có định dạng theo năm (số liệu tháng x 12).
Chỉ số này có ảnh hưởng lớn hơn doanh số bán nhà sẵn có do nó được công bố trước. Nếu con số công bố thực tế lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng đô la Mỹ.
Lĩnh vực sản xuất
Chỉ số sản xuất ISM (Mỹ) :đo lường hoạt động thu mua trong khu vực sản xuất. Sự tăng lên của ISM cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên.
Đây là một chỉ số tổng hợp của 5 chỉ số chính như sau:
New Orders
Inventory Level
Production,
Supply Deliveries
The Employment Environment.
. Khi chỉ số ISM này cao hơn 50 thì đó là dấu hiệu ngành sản xuất (manufacturing industry) của kinh tế đang gia tăng. Kinh tế Hoa Kỳ là một kinh tế sản xuất. Cho nên khi bộ phận này của kinh tế mà phát triển thì viễn ảnh của một kinh tế phát triển sẽ tăn rất cao. Ngược lại, khi chỉ số này mà dưới 50 thì đó là dấu hiệu ngành sản xuất trong kinh tế Hoa Kỳ đang co rút lại. Đó không phải là một dấu hiệu tốt cho kinh tế.
Sản xuất công nghiệp : đo lường giá trị của sản lượng đầu ra được sản xuất bởi các nhà máy, hầm mỏ. Sự tăng lên trong sản xuất công nghiệp cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên bởi vì giá trị của nó càng cao cho thấy số lượng lớn các sản phẩm đang được sản xuất và bán ra, vì thế người dân có thu nhập và sẵn sàng chi tiêu.
Chỉ số giá của các nhà sản xuất PPI : nó kiểm tra sự khác biệt trong giá bán các hàng hoá và dịch vụ của các nhà sản xuất trong khu vực Châu Au. Bởi vì các nhà sản xuất thường có xu hướng tăng giá bán lẻ khi các chi phí sản xuất gia tăng, PPI có thể được xem là một chỉ số biểu hiện sự lạm phát.Chỉ số này đo lường sự thay đổi giá cả của các hàng hoá và dịch vụ được cung cấp bởi nhà sản xuất. Nó được công bố khoảng 15 ngày sau khi hết tháng.Chỉ số này có tác động mạnh hơn khi nó được công bố trước chỉ số CPI bởi vì 2 chỉ số này có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau.Đây là một chỉ số dẫn đầu về lạm phát tiêu dùng – khi chi phí các nhà sản xuất phải gánh chịu sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên người tiêu dùng.Nếu chỉ số này được công bố lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng USD.
Cấp phép xây dựng Mỹ :Chỉ số này được công bố bởi cục thống kê Mỹ, đo lường sự thay đổi số lượng giấy phép xây dựng được cấp trong tháng trước. Đây là một chỉ số đặc biệt quan trọng về tương lai của các hoạt động xây dựng bởi vì xin cấp phép xây dựng là bước đầu tiên trong việc thực hiện một hoạt động xây dựng.Nếu chỉ số này được công bố lớn hơn dự đoán, nó sẽ tốt cho đồng đô la Mỹ. Lượng giấy phép xây dựng được cấp trong tháng 12/2008 của Mỹ là 0.55M, con số dự đoán cho tháng 1/2009 là 0.52M.
Đơn đặt hàng lâu bền : đo lường giá trị của các loại hàng hoá có vòng đời lâu hơn 3 năm, mà người tiêu dùng mua - được sản xuất ở thị trường nội địa. Chỉ số này giúp dự đoán xem các nhà sản xuất đang bận rộn đến mức nào bởi vì họ cần phải làm việc tích cực để đáp ứng kịp các đơn hàng. Vì thế, xu hướng tăng lên sẽ có tác động tích cực lên đồng tiền quốc gia.
Cán cân thương mại:Cán cân thương mại so sánh sự chênh lệch giữa hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu. Một chỉ số cán cân thương mại tích cực là chỉ số cho thấy sự hiện diện của hàng hóa xuất khẩu với khối lượng nhiều hơn hàng hóa nhập khẩu trong một giai đoạn nhất định. Xu hướng tăng lên của cán cân thương mại có ý nghĩa tích cực đối với đồng tiền của quốc gia. Khi mức độ xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu, lượng hàng bán ra ngoài nước nhiều hơn, điều này khiến cho nhu cầu sử dụng đồng tiền quốc nội tăng lên. Cán cân thương mại cũng có những tác động tích cực tới GDP bởi nhu cầu hàng hóa xuất khẩu nhiều hơn sẽ khiến sản xuất phát triển, tạo ra nhiều việc làm hơn.
Dự trữ thương mại :Số liệu dự trữ thương mại đo lường sự thay đổi trong tổng số giá trị hàng hoá còn tồn kho của các nhà sản xuất, các nhà bán buôn và bán lẻ.Số liệu này được công bố khoảng 45 ngày sau khi hết tháng. Nếu số liệu công bố bé hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng USD.Đây là một tín hiệu về chi tiêu thương mại trong tương lai bởi vì các công ty sẽ mua hàng vào khi họ đã xả hết hàng hoá trong kho dự trữ.
Các công bố về lãi suất
Lãi suất cơ bản tại Anh : dùng để đo lường lãi suất của BOE , các hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng từ lãi suất BOE và thường có khuynh hướng cân bằng lãi suất của mình với lãi suất của BOE .Khi có những sự thay đổi trong vấn đề lãi suất thì MPC ( Ủy ban chinh sách tiền tệ ) thì cũng sẽ đưa ra những báo cáo của minh, lãi suất biến đổi thì thường ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường và theo đó nó được báo trước dựa vào những báo cáo của MPC .Trong ngắn hạn tỉ lệ lãi suất là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự lưu thông tiền tệ, các nhà kinh daonh dựa vào các chỉ dẫn đơn thuần khác để đưa ra những dự đoán về vấn đề lãi suất trong tương lai.
Công bố của Ngân hàng Trung ương Châu Âu : – Ban quản lý của Ngân hàng Trung ương Châu Au thường bỏ phiếu biểu quyết hàng tháng để đưa ra mức lãi suất của cộng đồng này trong ngắn hạn.
Biên bản cuộc họp của FOMC : Biên bản cuộc họp của Uỷ ban kiểm soát thị trường tự do sẽ giúp cho các thành viên đưa ra các chính sách và quyết định liên quan tới lãi suất.
MPC Meeting Minutes : Phiếu bầu của các thành viên MPC quan trọng đối với biên bản này. Phiếu bầu được báo cáo trong dạng XXX, trong đó, số đầu tiên là có bao nhiêu phiếu tăng lãi suất, số thứ hai là có bao nhiêu phiếu giảm lãi suất còn số thứ 3 là bao nhiêu phiếu giữ nguyên lãi suất.
Chỉ số hàng đầu của CB (CB Leading Index m/m): đo lường toàn bộ sức khỏe của nền kinh tế bao gồm 25 chỉ số hàng đầu gồm kỳ vọng tiêu dùng, giấy phép xây dựng, giá chứng khoán và biên độ lãi suất.nếu chỉ số này tăng, giá vàng chịu áp lực giảm và ngược lại
Các cuộc khảo sát
Cuộc khảo sát của ZEW :sẽ giúp cung cấp các nhận định của các chuyên gia tài chính có đề cập tới xu hướng kinh tế trong thời gian tới cho cộng đồng chung Châu Au. Sự khác biệt về số lượng nhà đầu tư hàng tháng sẽ giúp dự đoán được sự tăng trưởng của nền kinh tế là tăng hay giảm.
Chỉ số PMI của Chicago (Mỹ): thể hiện tình hình chung của môi trường kinh doanh ở Chicago. Tình hình thu mua hàng tháng sẽ trả lời cho cuộc khảo sát có liên quan đến hoạt động của tổ chức họ (nó cao hơn, bằng, hay thấp hơn so với tháng trước) các vấn đề về sản lượng đầu ra, tình hình thu mua, số lượng việc làm, số lượng hàng tồn kho, các đơn hàng và các chỉ số giá cả.
Niềm tin tiêu dùng : đo lường thái độ của người tiêu dùng đối với các tình hình kinh tế, họ đánh giá như thế nào vào các triển vọng kinh tế trong tương lai. Con số cao sẽ thể hiện sự lạc quan của người tiêu dùng; có thể nói là người tiêu dùng đang rất lạc quan về các triển vọng phát triển kinh tế. Và kết quả là họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, điều này sẽ kích thích lại nền kinh tế.
Mức độ nhạy cảm của người tiêu dùng : đo lường thái độ của người tiêu dùng cả về tình hình hiện tại và các kỳ vọng vào tương lai. Nó xuất phát từ kết quả của cuộc khảo sát trên 500 người hang tháng của trường đại học Michigan. Mức độ nhạy cảm càng cao sẽ cho thấy mức chi tiêu dùng sẽ gia tăng, nó chiếm tới 2/3 nền kinh tế.
Chỉ số mua hàng dài hạn TIC: Đo lường sự chênh lệch giữa giá trị chứng khoán dài hạn nhà đầu tư Mỹ mua của nước ngoài và giá trị chứng khoán Mỹ dài hạn được các nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Chỉ số này được công bố khoảng 45 ngày sau khi hết tháng. Nếu số liệu công bố lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho nền kinh tế.
Đây là một chỉ số cho thấy cán cân đầu tư nội địa và ngoại quốc.
Tài khoản vãng lai Châu Âu : Đo lường sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ, luồng thu nhập, các giao dịch đơn phương của xuất khẩu và nhập khẩu trong quý trước.Chỉ số này có liên quan trực tiếp đến nhu cầu tiền tệ. Con số thặng dư cho thấy nước ngoài đang mua nhiều đồng nội tệ để thực hiện các giao dịch trong nước. Nếu chỉ số này được công bố lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng euro.
Đơn hàng công nghiệp mới Châu Âu: Chỉ số này được công bố khoảng 55 ngày sau khi hết tháng.Đây là một trong các chỉ báo dẫn đầu về sản lượng - sự gia tăng các đơn hàng cho thấy các nhà máy sẽ tăng các hoạt động sản xuất để đáp ứng đơn hàng.Chỉ số này được công bố lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng euro.
PMI sản xuất tạm tính của Châu Âu :Chỉ số này được công bố khoảng 3 tuần sau khi hết tháng. Nếu được công bố lớn hơn 50.0 nó cho thấy các hoạt động công nghiệp đang được mở rộng và ngược lại, nếu chỉ số này nhỏ hơn 50.0, nó cho thấy hoạt động công nghiệp bị thu hẹp. Nếu con số được công bố lớn hơn dự đoán sẽ tốt cho đồng euro.Chỉ số này có 2 phiên bản – PMI tạm tính và PMI cuối cùng. PMI tạm tính được công bố sớm hơn và có tác động mạnh hơn.
Dự trữ dầu thô Mỹ : Đo lường sự thay đổi số thùng dầu thô dự trữ bởi các công ty thương mại Mỹ trong tuần trước. Số liệu này không có tác động nhất định. Nó có thể gây ra lạm phát nhưng cũng có thể gây ra giảm phát. Tuy là một chỉ số của Mỹ nhưng nó có ảnh hưởng nhiều đến đồng đô la Canada do Canada có nhiều công ty năng lượng lớn. Chỉ số này tác động đến giá các sản phẩm dầu mỏ, có thể gây nên lạm phát, nhưng cũng có thể gây sức ép lên tình hình tăng trưởng khi nhiều ngành công nghiệp phụ thuộc vào dầu.
Một số điều mà chúng ta cần phải biết
Dự trữ khí gas tại Mỹ : đo lường sự thay đổi trong khối lượng của dự trữ khí ga tự nhiên được nắm giữ ở dưới lòng đất trong suốt một tuần qua.
* Nhìn chung thì chúng ta có thể nói rằng việc công bố các tin tức cùng với những báo cáo sẽ không gây ra sự biến đổi lớn cho thị trường.
* Sự chênh lệch giữa kỳ vọng của thị trường và các tin tức được công bố có thể sẽ khiến cho thị trường mất ổn định và điều này sẽ dẫn dắt thị trường theo một xu hướng cụ thể mới.
* Những cơ hội như thế thì rất ngắn ngủi, chúng có thể chỉ kéo dài trong vài phút hay thậm chí chỉ vài giây.
* Những thị trường mà thường xuất hiện những biến đổi đều đặn thì sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tin tức được công bố. Ngược lại, một thị trường yên ắng thì lại có thể sẽ biến động nhiều hơn sau khi tin tức được công bố.
Kết luận:
Xin đừng quên là cho dù có bao nhiêu sự kiện đang diễn ra mà bạn theo dõi, nắm bắt được và dù co bao nhiêu tin tức được công bố mà bạn thu thập được và bạn đã từng có kinh nghiệm trên thị trường ngoại hối và xu hướng của thị trường như thế nào thì việc kinh doanh bao giờ cũng tìm ẩn những rủi ro của nó.
(tiếp tục cập nhập vì đây mục rất quan trọng trong thị trường Forex)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét