Chỉ số xung lượng đo tốc độ thay đổi của giá đóng cửa. Nó được sử dụng để nhận diện mức suy yếu của xu thế và các điểm đảo chiều. Chỉ số này thường bị đánh giá thấp do sự đơn giản của nó.
Vài nét lịch sử:
Không có nhiều tài liệu nói về chỉ số xung lượng vì các nhà phân tích cho rằng nó không đủ mạnh và hiệu quả để sử dụng cho việc nghiên cứu và đánh giá.
Tôi thì cho rằng có một điều gì đó đằng sau mà chúng ta không nhìn ra. Và cuối cùng tôi cũng đã tìm thấy một điểm khá thú vị, điểm mà tôi rất tâm đắc về chỉ số này. Đây cũng chính là ý tưởng mấu chốt của bài viết này.
Quá trình cung và cầu của thị trường thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí của người giao dịch: lòng tham và nỗi sợ hãi. Điều đó có thể tạo ra cơn sốt khủng khiếp và những động thái đó sẽ chi phối đến giá cả hiện tại của thị trường.
Thường thì việc phân tích xung lượng không được gắn liền với các chiến lược và phương pháp trong giao dịch. Trước nay, các nhà phân tích chỉ sử dụng nó một cách đơn lẻ mà không quan tâm nhiều đến mối quan hệ với khối lượng và động thái của thị trường. Đó có thể là lí do tại sao chỉ số này không thật sự được sử dụng hiệu quả và thường bị coi nhẹ. Tuy nhiên, các đồ thị lại chỉ ra rằng xung lượng của giá khi được sử dụng kết hợp với các chỉ số đủ nhạy sẽ cho ra một kết quả rất quả quan, ngoài sức tưởng tượng.
Cách tính chỉ số xung lượng:
Mỗi đơn vị xung lượng là sự chênh lệch về giá giữa đơn vị đó và các đơn vị trước đó trong một số giai đoạn nhất định. Thường thì chúng ta dựa vào giá đóng cửa, tuy nhiên cũng có một số công cụ vẽ đồ thị cho phép ta có những lựa chọn khác. Xung lượng được định nghĩa bằng tỉ số giữa giá hiện tại với giá trước đó N giai đoạn.
Momentum = Close(i)/Close(i-N)*100
Với:
Close(i) là giá cuối ngày của thanh hiện thời
Close(i-N) là giá cuối ngày của thanh trước đó N thời kì.
Cách sử dụng:
Đường xung lượng đi lên báo hiệu xu thế tăng giá đang mạnh dần và ngược lại đường đi xuống báo hiệu xu thế giảm giá đang yếu dần. Khi chỉ số xung lượng hướng lên, đó là tín hiệu mua vào và khi hướng xuống thì đó là tín hiệu bán ra.
Chỉ số này hướng lên hay xuống giúp ích cho việc phát hiện xu hướng, các tín hiệu phân kì và bán quá nhiều/mua quá nhiều.
Ở trên là đồ thị EUR/USD với khung thời gian là 1 giờ. Chúng ta thấy đường xung lượng đi lên từ A đến B, báo hiệu xu thế tăng giá và đường xung lượng đi xuống từ C đến D báo hiệu xu thế giảm giá.
Đó những định nghĩa về chỉ số xung lượng nói chung và chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Bạn không nên chỉ sử dụng chỉ số xung lượng mà phải biết kết hợp với các chỉ số khác đã được kiểm chứng để cho kết quả tốt nhất.
Giải thích:
Cũng như các chỉ số khác, có rất nhiều cách để sử dụng một chỉ số có hiệu quả và thường thì chúng ta nên kết hợp nhiều chỉ số với nhau trước khi ra một quyết định cuối cùng. Chúng ta coi chỉ số xung lượng giống như các chỉ số giao động khác, ví dụ MACD chẳng hạn, với số ngày tính toán là 14. Mua khi chỉ số này ở đáy và hướng đi lên trong khi bán khi chỉ số ở đỉnh và hướng đi xuống; tuy nhiên nên sử dụng kết hợp với RSI cho 14 ngày và Bollinger Bands đặt tại 20.
Ví dụ minh họa:
Tín hiệu bán:
Dưới đây là đồ thị EUR/USD với khung thời gian là 1 giờ. Chỉ số xung lượng và RSI tính cho 14 ngày, Bollinger bands đặt tại 20.
Chúng ta bắt đầu với việc xác định vùng RSI vượt quá mức 70 (điểm R) và đi vào khu vực mua quá nhiều. Cùng lúc ta tìm điểm mà ở đó giá chạm đường trên của Bollinger Band (điểm .
Dưới đây là một trong những cách giao dịch sử dụng kỹ thuật này:
1. Cho dù cả chỉ số xung lượng và RSI đều chỉ ra thời điểm mua quá nhiều trùng nhau, chúng ta vẫn không chắc chắn liệu có thể đó chỉ là một sự dịch chuyển mạnh để sau đó dẫn đến một sự phá vỡ (breakout) trong dài hạn hay không. Vì thế, chúng ta phải đợi cho đến khi 2 chỉ số này bắt đầu giảm. Khi đường giá tiến đến giữa Bollinger band (điểm M), chúng ta bắt đầu đặt lệnh bán trong ngắn hạn.
2. Đặt mức dừng thua lỗ (stop loss) ngay sau đỉnh vừa được thiết lập (điểm P), nơi mà RSI cũng chạm đỉnh (điểm R) và sau đó bắt đầu giảm.
3. Khi giá chạm đường dưới của Bollinger Band (điểm T1) chúng ta đã có thể thoát khỏi thị trường.
Bạn có thể sử dụng chiến thuật riêng của bạn. Đây chỉ là một phương pháp mà tôi thấy hiệu quả.
Ví dụ minh họa:
Tín hiệu mua:
Dưới đây là đồ thị EUR/USD với khung thời gian là 1 giờ. Chỉ số xung lượng và RSI tính cho 14 ngày, Bollinger bands đặt tại 20.
Chúng ta bắt đầu với việc xác định vùng RSI xuống dưới mức 30 (điểm R) và đi vào khu vực bán quá nhiều. Cùng lúc ta tìm điểm mà ở đó giá chạm đường dưới của Bollinger Band (điểm .
Dưới đây là một trong những cách giao dịch sử dụng kỹ thuật này:
1. Cho dù cả chỉ số xung lượng và RSI đều chỉ ra thời điểm bán quá nhiều trùng nhau, chúng ta vẫn không chắc chắn liệu có thể đó chỉ là một sự dịch chuyển mạnh để sau đó dẫn đến một sự phá vỡ (breakout) trong ngắn hạn hay không. Vì thế, chúng ta phải đợi cho đến khi 2 chỉ số này bắt đầu tăng. Khi giá tiến đến giữa Bollinger band (điểm M), chúng ta bắt đầu đặt lệnh mua với mục đích dài hạn. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là khi RSI đi qua đường 30 lần đầu tiên (điểm X) trong khi chỉ số xung lượng đang đi xuống, liệu đây có phải thời điểm bạn nên mua vào hay không? Tất nhiên là không. Đây chính là điểm cốt lõi mà tôi muốn chỉ ra về hiệu quả của việc sử dụng chỉ số xung lượng trong việc dự đoán xu hướng khi mà những chỉ số khác không chỉ ra được.
2. Đặt mức dừng thua lỗ (stop loss) ngay dưới điểm đáy vừa được thiết lập (điểm P), nơi mà RSI cũng chạm đáy (điểm R) và bắt đầu có xu hướng đi lên.
3. Khi giá chạm đường trên của BollingerBand (điểm T1) chúng ta có thể thoát khỏi thị trường.
Bạn có thể sử dụng chiến thuật riêng của bạn. Đây chi là một phương pháp mà tôi thấy hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét