Hà Nội Thượng Hải Tokyo New York London
English Vietnamese Japanese Spanish French

Chỉ báo Money Flow Index

Money Flow Index (MFI) được sử dụng kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch làm cơ sở để nhận biết tình trạng của thị trường đang trong giai đoạn tích luỹ hay phân phối thông qua khu vực vùng quá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold). Đây là những tín hiệu để xác nhận đường xu hướng giá và đưa ra những cảnh báo về khả năng đảo chiều của đường giá.

Những dữ liệu đầu vào để hình thành chỉ báo MFI:

1.Giá đặc trưng: (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3. 2.Dòng tiền: giá đặc trưng x khối lượng giao dịch. 3.Dòng tiền tích cực: là dòng tiền trong ngày xảy ra giá đặc trưng hôm nay lớn hơn giá đặc trưng hôm qua. 4.Dòng tiền tiêu cực: là dòng tiền trong ngày xảy ra giá đặc trưng hôm nay nhỏ hơn giá đặc trưng hôm qua. 5.Tỷ số dòng tiền: Dòng tiền tích cực/Dòng tiền tiêu cực.

6.MFI: 100 – [100/(1 + Tỷ số dòng tiền)].

Diễn giải MFI:

Dưới 20: Vùng quá bán (oversold); cân nhắc tìm kiếm cơ hội mua vào.
Trên 80: Vùng quá mua (overbought); khu vực xem xét tín hiệu bán.

Bên trái đồ thị giá phía trên, xu hướng giảm giá được xác nhận bởi chỉ báo MFI liên tục giảm. Và đến khi MFI vào vùng quá bán thì các nhà đầu tư quyết định bán khống hoặc mua và nắm giữ. Sau đó đường giá bắt đầu tăng và MFI cũng xác nhận sự tăng giá này. Đây là tín hiệu tiếp tục xu hướng tăng do áp lực người mua vẫn lớn.

MFI là công cụ khá tuyệt vời để có thể nhận biết khả năng đảo chiều của đường giá thông qua sự phân kỳ của MFI được giới thiệu ngay sau đây.

Sự phân kỳ của MFI

Do MFI có sử dụng khối lượng giao dịch để tính toán hình thành công thức nên có thể coi đây là 1 chỉ báo vô cùng hiệu quả để xác nhận sự phân kỳ giữa chỉ báo và đường giá.

Chúng ta có thể dựa theo phương pháp dưới đây:
Nếu giá tăng và khối lượng giao dịch của ngày tăng giá lớn hơn khối lượng giao dịch của ngày giảm giá thì đây là tín hiệu xác nhận đường giá sẽ tăng tiếp tục.
Tuơng tự như vậy, nếu đường giá đang giảm và khối lượng giao dịch của những ngày giảm lớn hơn khối lượng giao dịch của những ngày tăng là tín hiệu xác nhận xu hướng giảm giá.
Trái lại, nếu đường giá đang tăng nhưng lúc này khối lượng giao dịch của những ngày tăng nhỏ hơn khối lượng giao dịch của những ngày giảm. Thì được hiểu là tiền đang rút ra khỏi chứng khoán một cách khéo léo. Đây là hiện tượng phân kỳ làm giảm giá (Bearish divergence).
Tương tự, khi đường giá đang giảm nhưng khối lượng giao dịch của những ngày giảm thấp hơn khối lượng giao dịch của những ngày tăng. Thì được hiểu nôm na là tiền đang chảy vào chứng khoán, đây là hiện tượng phân kỳ làm tăng giá (Bullish divergence).

Theo đồ thị trên bắt đầu từ bên trái, giá chứng khoán đang giảm nhưng MFI lại tăng, đây là sự phân kỳ làm tăng giá mạnh. Phía bên phải đồ thị, đường giá tăng nhưng MFI lại giảm đây là tín hiệu phân kỳ làm giảm giá mạnh. Khi đường giá tăng mà MFI cũng tăng, đây là tín hiệu thể hiện tình trạng áp lực mua tạo nên xu hướng tăng giá chứng khoán, tại đây nhà đầu tư có khuynh hướng tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này. MFI là công cụ phân tích kỹ thuật có giá trị rất lớn. Là một chỉ báo có khả năng kết hợp rất khéo léo giữa giá và khối lượng giao dịch. MFI được sử dụng vô cùng hiệu quả trong việc xác nhận hướng di chuyển của đường giá và cảnh báo khả năng đảo chiều của đường giá. Một số công cụ phân tích kỹ thuật tương tự khác có thể kể đến là chỉ báo On Balance Volume hay Chaikin Oscillator.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét